PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA TÁC PHẨM “DÂN VẬN” TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước nhà giành được độc lập, gặp muôn vàn khó khăn, thử thách: Từng bước xây dựng và củng cố chính quyền non trẻ, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, diệt “giặc đói”, “giặc dốt”. Ngoài ra, việc khắc phục khó khăn về tài chính là nhiệm vụ cấp bách lúc này cần được giải quyết đồng thời với đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản để bảo vệ chính quyền, giữ vững thành quả cách mạng. Năm 1949, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã kết thúc thắng lợi quãng đường 4 năm đầu tiên cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, giữa lúc công cuộc kháng chiến, kiến quốc của dân tộc ta ở vào thời điểm vô cùng cam go, quyết liệt, đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả dân tộc.
Đây là thời điểm có những chuyển biến mới, đòi hỏi công tác vận quần chúng của Đảng phải đi vào chiều sâu, cụ thể, thiết thực nhằm động viên tối đa sức người, sức của cho kháng chiến. Nhận thức sâu sắc và đánh giá cao vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng nước nhà. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo “Dân vận” dưới bút danh X.Y.Z đăng trên Báo Sự thật, số 120, ra ngày 15/10/1949.
Tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bài viết rất ngắn gọn, từ đầu đề (chỉ gồm hai từ), đến dung lượng (chỉ 573 từ); được thể hiện bằng ngôn ngữ giản dị, gần gũi với quần chúng; văn phong xúc tích, có tính khái quát cao; kết cấu mạch lạc, chặt chẽ, sáng rõ, dễ nhớ, dễ thuộc và dễ làm theo.
Tác phẩm chia thành bốn mục lớn, theo thứ tự từ I đến IV:
“I- Nước ta là nước dân chủ.
II- Dân vận là gì?
III- Ai phụ trách dân vận?
IV- Dân vận phải thế nào?”
Từ luận điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định công tác vận động quần chúng là một nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa quyết định cho sự thành bại của cách mạng trong bất cứ điều kiện và hoàn cảnh nào. Bác đặt ra vấn đề đối với người cán bộ cách mạng, dù bất cứ ai nhất thiết phải làm dân vận, phải xem trọng dân vận. Cuối bài, Bác khẳng định dứt khoát: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.
Bài viết của Bác có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, cần thiết trong mọi giai đoạn cách mạng. Thể hiện rất rõ tư tưởng trọng dân và tin dân, phong cách quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lấy dân là đối tượng phục vụ và để phục vụ dân, Người luôn gần gũi với nhân dân để thấu hiểu dân tình, chăm lo dân sinh, nâng cao dân trí và thực hành dân chủ. Là cơ sở lý luận để Đảng, Nhà nước ta đề ra các chủ trương, chính sách về công tác dân vận nói riêng, công tác xây dựng Đảng nói chung; là cẩm nang cho các tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị nghiên cứu, học tập, thực hiện tốt công tác dân vận, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
75 năm trôi qua, tác phẩm “Dân vận” của Bác vẫn còn nguyên giá trị đối với chúng ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Phát huy giá trị của tác phẩm “Dân vận” trong giai đoạn hiện nay, mỗi tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, mỗi cá nhân cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang cần làm tốt các công việc sau:
Thứ nhất, các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên cần nhận thức đầy đủ về tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bảo đảm công tác vận động các tầng lớp nhân dân ngày càng đi vào thực chất, lấy sự hài lòng và niềm tin của nhân dân là thước đo kết quả công tác của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị.
Thứ hai, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức công tác dân vận theo hướng thiết thực, lấy cuộc sống và quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhân dân làm trọng tâm của công tác dân vận. Tiếp tục thể chế hóa mối quan hệ chính trị - pháp lý “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” cho phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương. Coi trọng công tác dân vận của cơ quan nhà nước, nhất là công tác dân vận chính quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đạo đức công vụ, cải cách hành chính; lấy sự hài lòng của nhân dân là mục tiêu hoạt động.
Thứ ba, tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nhân dân bằng nhiều hình thức (gặp gỡ trực tiếp, qua báo chí, mạng xã hội,…), để nhân dân hiểu rõ về tình hình của địa phương, đơn vị, tin tưởng và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thứ tư, cán bộ, đảng viên phải thực sự gương mẫu trong cuộc sống, "đảng viên đi trước, làng nước theo sau"; phải “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với nhân dân”; luôn đặt lợi ích tập thể lên trên hết, kiên quyết phòng, chống chủ nghĩa cá nhân.
Thứ năm, cần quy định rõ trách nhiệm thực hiện công tác dân vận của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và cán bộ, đảng viên; hằng năm tiến hành kiểm điểm, đánh giá kết quả công tác dân vận của tập thể cấp ủy, đảng viên, nâng cao chất lượng cán bộ; đồng thời, phải chú trọng nhân rộng các tấm gương cá nhân điển hình trong công tác dân vận.
Tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện xuyên suốt tư tưởng “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” và công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên để thực hiện công tác dân vận hiệu quả, gắn với việc“Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp trên địa bàn thị xã./.
Các tin khác
- Nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực giáo dục, đào tạo trong giai đoạn mới (20/11/2024)
- Nhớ lời Bác dặn, Mặt trận là phải đoàn kết toàn dân (20/11/2024)
- TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO – MỘT TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM (20/11/2024)
- CƠ SỞ RA ĐỜI CỦA “NGÀY HỘI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC” Ở KHU DÂN CƯ (20/11/2024)
- Hội Liên hiệp phụ nữ thị xã Kiến Tường- tiếp tục lan tỏa các Mô hình “Dân vận khéo”, các cuộc vận động thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh (20/11/2024)
- THỊ XÃ KIẾN TƯỜNG NỖ LỰC, QUYẾT TÂM ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI (20/11/2024)
- BÀI VIẾT CỦA TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC TÔ LÂM: “CHỐNG LÃNG PHÍ” (22/10/2024)
- Một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác dân vận để tiếp tục phát huy tối đa sức mạnh của nhân dân trong thời kỳ mới (18/10/2024)
- Thực hành dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (18/10/2024)
- Phát huy vai trò của Đoàn viên thanh niên trong công tác chuyển đổi số góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (10/10/2024)